19:49 ICT Thứ năm, 28/03/2024
CHUNG TAY PHÒNG CHÓNG DỊCH BỆNH COVID-19, HÃY THỰC HIỆN TỐT 5K: KHẨU TRANG - KHỬ KHUẨN - KHOẢNG CÁCH - KHÔNG TẬP TRUNG - KHAI BÁO Y TẾ

Danh mục

Liên kết Website

Thống kê

  • Đang truy cập: 2
  • Hôm nay: 1901
  • Tháng hiện tại: 20712
  • Tổng lượt truy cập: 1725904

HOÀNG GIÁP BÙI DƯƠNG LỊCH - NHÀ GIÁO, NHÀ HỌC GIẢ NỔI TIẾNG

Đăng lúc: Thứ bảy - 27/08/2016 10:39 - Người đăng bài viết: admin2
Bùi Dương Lịch hiệu là Thạch Phú, tự là Tồn Trai quê ở Thôn Yên Đồng, tổng Việt Yên, huyện La Sơn (nay là thôn Đông Thái, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Ông sinh năm Đinh Sửu, niêu hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) trong một gia đình có truyền thống hiếu học, trọng lễ nghĩa. Cụ thân sinh Bùi Quốc Toại đỗ hương cống được bổ làm tri huyện Thiệu Thiên, tỉnh Thanh Hóa.
“Lưỡng nguyên từ”, thờ nhà văn hoá Bùi Dương Lịch, di tích lịch sử-văn hoá quốc gia (thôn Hội Đông)
“Lưỡng nguyên từ”, thờ nhà văn hoá Bùi Dương Lịch, di tích lịch sử-văn hoá quốc gia (thôn Hội Đông)

Bùi Dương Lịch hiệu là Thạch Phú, tự là Tồn Trai quê ở Thôn Yên Đồng, tổng Việt Yên, huyện La Sơn (nay là thôn Đông Thái, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Ông sinh năm Đinh Sửu, niêu hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) trong một gia đình có truyền thống hiếu học, trọng lễ nghĩa. Cụ thân sinh Bùi Quốc Toại đỗ hương cống được bổ làm tri huyện Thiệu Thiên, tỉnh Thanh Hóa.

Thuở nhỏ vốn thông minh, chăm học, lại được cha mẹ cho học hành đến nơi, đến chốn, cho nên tại khoa thi năm Giáp Ngọ niên hiệu Cảnh Hưng thứ 35 (1774), ông đỗ Hương cống, sau đó Bùi Dương Lịch khăn gói ra kinh thành Thăng Long mở trường dạy học để có thêm điều kiện học tập tại trường Quốc Tử Giám. Do nổi tiếng hay chữ, năm Cảnh Hưng thứ 41(1780) Bùi Dương Lịch được bổ giữ chức huấn đạo phủ Lý Nhân, Sơn Nam, nhưng vừa lúc được tin cha mất, ông về quê chịu tang rồi trở ra kinh đô tiếp tục học tập. Do mến tài danh của Bùi Dương Lịch năm Bính Ngọ 1786, sau khi vừa lên ngôi Hoàng đế, ông được vua Lê Chiêu Thống mời vào cung cho giữ chức Nội Hàm viện Cung phụng Sử ngoại lang chuyên việc giảng sách cho nhà vua. Là người hiểu hết đông tây, kim cổ lại có tâm trong sáng, Bùi Dương Lịch được nhà vua và Hoàng triều vô cùng tin yêu, nể trọng. Vì vậy, ngoài việc giảng sách cho nhà vua, ông còn được triệu vào chầu ở điện Tập hiền để Lê Chiêu Thống hỏi thêm về việc “Kinh bang tế thế”.

Tháng 7 năm 1787 tại khoa thi Hội do triều đình tổ chức, Bùi Dương Lịch đỗ Hội nguyên rồi Đình nguyên nhị Hoàng giáp, tiếng tăm của ông càng nổi như sóng cồn, vua Lê Chiêu Thống càng sủng mộ ông hơn. Bùi Dương Lịch chịu ơn sâu nghĩa nặng với triều đình và nhà vua, năm 1786 quân Tây sơn ra Bắc đánh Nguyễn Hữu Chỉnh, Vua Lê Chiêu Thống chạy sang cầu viện nhà Thanh. Do ảnh hưởng của tư tưởng trung quân của nho giáo, Bùi Dương Lịch định chạy theo nhà vua, nhưng đi được mấy dặm thì quay sang Thái Nguyên rồi trở về Thăng Long. Năm Kỷ Dậu 1789 Nguyễn Huệ Thân đem quân ra Bắc đánh quân Thanh, ông liền đưa mẹ và người thân về Nghệ An nương náu nhờ quê ngoại.

Năm 1797 do biết tiếng hay chữ của Bùi Dương Lịch, Vua Quang Trung có lệnh mời ông ra giúp nước. Tuy trong lòng vẫn hướng về nhà Lê, song ông vẫn vào Phú Xuân nhận chức Hàn lâm chuyên việc dịch sách ở Sùng Chính Viện Nam Hoa dưới quyền của Viện Trưởng La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, vốn hiểu biết rộng lại tận tụy với công việc được giao, ông cùng các viên giúp việc như: Nguyễn Thiện, Nguyễn Công, Phan Tứ Định được vua Quang Trung khen thưởng. Vua Quang Trung mất, Sùng Chính Viện cũng ngừng hoạt động, ông lại trở về quê nhà xã Yên Đồng mở trường dạy học...

Vua Gia Long nhà Nguyễn lên ngôi, Bùi Dương Lịch một lần nữa lại triệu ra làm quan, từ chối mãi không được, cuối cùng ông phải nhận chức Đốc học Nghệ An. Cho đến năm 1808 cáo quan về dạy học và sáng tác thơ văn tại quê nhà. Bùi Dương Lịch mất năm Mậu Tý 1827 tại cố hương hưởng thọ 71 tuổi, cuộc đời làm quan của Hoàng giáp Bùi Dương Lịch phải nói là “Lên thác xuống gềnh”.Tuy nhiên ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn, thơ nổi tiếng, bao gồm các văn bản ở trường được tập hợp với 146 bài gồm chính, biểu, luận, trong cuốn: “Yên Toàn Hoàng Giáp Bùi Tồn Trai Yên Trinh trường tập biểu” và cuốn: “Bùi gia huấn hài – Sách dạy trẻ nhỏ nhà họ Bùi” gồm 2000 câu văn 4 chữ dày 800 trang. Cuốn sách ông không chỉ thể hiện học vấn uyên thâm mà còn chứng tỏ Bùi Dương Lịch có nhiều hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục.
Ngoài sách : “Bùi gia huấn hài” còn có cuốn “Ốc lậu thoại thi văn” gồm 50 bài thơ vịnh cảnh đẹp núi, sông, nhân vật Lịch sử, tự sử, cảm tác... và một số bài phú, ký, thư... Viết vào khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 là những tập thơ, văn hay mang đậm tư tưởng Nho giáo và biểu lộ tình cảm trước thời cuộc cũng như lòng yêu quê hương, đất nước.

Tuy nhiên thành công và cống hiến lớn nhất của Bùi Dương Lịch và sự nghiệp trước tác, những cuốn Địa chí. Ở đây do khuôn khổ của bài viết, cho nên xin giới thiệu sợ lược 3 cuốn sách gồm: “Lê Quý Dật Sử” “Yên Hội thôn chí, Nghệ An phong thổ ký”.
“Lê Quý Dật sử” là một cuốn biên niên chép lại các sự kiện Lịch sử cuối đời Lê và đời Tây Sơn trong khoảng thời gian từ 1758 – 1790, Bùi Dương Lịch đã cung cấp cho hậu thế nhiều tự liệu quý. “ Yên Hội thôn chí” là quyển sách Địa lý, Lịch sử làng Yên Hội, quê hương Bùi Dương Lịch được ông biên soạn vào khoản thời gian cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 gồm 120 trang – 6 chương: - Địa chí - Nhân vật chí – Sản nghiệp chí – Từ tế chí – Công chính chí – Dân tục chí...

Theo các tài liệu Lịch sử thì mùa xuân năm Tân Vị (1811) Hữu Tham Tri Bộ Binh Nhữ Sơn Ngô Nhâm Tĩnh lĩnh chức Hiệp trấn Nghệ An muốn biết phong thổ xứ Nghệ mới sai Bùi Dương Lịch biên soạn bộ “Nghệ An ký” được viết và hoàn thành vào đầu thế kỷ XIX, in vào đời Tự  Đức gồm 2 quyển 474 trang và là bộ sách có giá trị về nhiều mặt, nhất là Địa lý, Lịch sử. Bùi Dương Lịch là một nhà nho uyên bác trên nhiều lĩnh vực như giáo sư Trần Văn Giàu trong cuốn: “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến CMTT tập 1, KHXH, H, 1973” đã viết: “…Nhà nho dạy học như Bùi Dương Lịch hơi hiếmNho học tinh thông uyên bác nhưng kiến thức không bó hẹp trong sách mà có sự sáng tạo mang tính xã hội cao. Kiến thức đó được ứng dụng một cách linh hoạt, sâu sắc và tiến bộ...”.

Ở làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh hiện còn nhà thờ Bùi Dương Lịch gồm có 2 tòa Thượng, Hạ điện trước nhà thờ khắc 3 chữ “Lưỡng Nguyên Từ” đầu sân có tâm bia do Nguyễn Văn Siêu (1795 - 1872) nguyên Án sát sứ Hà Tĩnh soạn vào tháng 4 năm Bính Dần 1866, cuối văn bia có đoạn viết xin tạm dịch như sau:

Tùng Lĩnh Mai Hồ
Đất thiêng người giỏi
Rằng sao ông sinh
Gặp khi thời rối
Nhã hương giữa triều
Nhỏ máu ngoài nội
Lưu mãi dư quang
Thư hương sáng chói.
 
Bùi Hoàng Đào – Họ Bùi Đức Thọ 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thư viện hình ảnh