Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 khai mạc lúc 7h30’ sáng nay (15/10) vinh dự đón đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương về dự và phát biểu chỉ đạo.
Đền Cả Du Đồng (đền Hàng Tổng) thuộc địa phận thôn Vĩnh Thành, xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trước đây thuộc thôn Vĩnh, tổng Du Đồng, phủ Đức Thọ. Đền thờ vị “Lương uy phụ quốc trí dũng hùng lược hiền lương dực bảo trung hưng thượng đẳng thần”.
Theo các tư liệu dòng họ, cụ Tổ của họ Bùi di cư vào đất Kỳ Anh có tên là Bùi Trinh Ngóec. Cụ di cư vào đất Hà Thành (tên cũ của Kỳ Anh) năm 1896.
Nằm phía Đông Bắc Tỉnh lỵ Hà Tĩnh và phía Đông Nam huyện lỵ Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh có một vùng đất trước Cách mạng Tháng Tám gọi là xã Phong Phú nay gọi là xã Thạch Khê. Miền quê đầy nắng gió, đất cát bạc khô cằn nhưng đã nuôi dưỡng nên nhiều dòng họ hiếu học và khoa bảng với nhiều danh nhân hiền tài rạng danh cho quê hương. Tiêu biểu là dòng họ Bùi.
Lịch sử 4000 dựng nước và giữ nước của dân tộc, từ thuở bình minh khai sơn phá thạch, đấu tranh với thú dữ, lập làng lập ấp cho đến thời kỳ hiện đại đấu tranh với giặc ngoại xâm, với thiên tai bão lũ để bảo tồn giống nòi và giang sơn bờ cõi, xây dựng đất nước đều ghi dấu mồ hôi, công sức, trí tuệ và xương máu của hàng trăm họ tộc Việt Nam. Trong muôn dân của trăm họ con Lạc cháu Rồng, nổi lên có con con cháu họ Bùi Việt Nam và họ Bùi Hà Tĩnh.
Căn cứ vào một số tư liệu lịch sử như Hà Tĩnh phong thổ ký, Can Lộc huyện phong thổ ký, Địa chí huyện Can Lộc, Dư địa chí xã Thuần Thiện, tư liệu dòng Họ Bùi Việt Nam, Gia phả Họ Bùi đại tôn ở phường Đậu Liêu thị xã Hồng Lĩnh, các sắc phong của các triều đại phong cho hai vệ tướng họ Bùi, sách Lịch triều hiến chương loại chí thì Bùi Văn Sưu, sinh 1703 là anh ruột của Bùi Văn Cầu (1706) ở xã Thuần Thiện - huyện Can Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh, là cháu đời thứ 6 của Đức Tổ Bùi Quang Du [1] cửa đình tại họ Bùi Cầm Hổ phường Đậu Liêu thị xã Hồng Lĩnh năm 1624 di cư vào vùng đất thuộc tả ngạn sông Minh Giang (sông Nghèn) để di cư lập nghiệp.
Ngày 12 tháng 3 năm 2017, cộng đồng họ Bùi Hà Tĩnh đã tổ chức thành công rực rỡ Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2017 - 2022. Xin trân trọng giới thiệu tới quý vị.
Họ Bùi ở xã Hương Quang huyện Vũ Quang là một chi nhánh của họ Bùi làng Hói Treo Vọt thuộc xã Thuận Lộc, Can Lộc xưa,Thị xã Hồng Lĩnh ngày nay.
Theo văn bản kết luận của Bộ Chính trị số 88-KL/TW ngày 14/2/2014 do đồng chí Lê Hồng Anh, Bí thư T.W Đảng thay mặt Bộ Chính trị đã ký, cụ Bùi Bằng Đoàn được Đảng và Nhà nước quyết định xây dựng Khu lưu niệm, nhà lưu niệm và cũng nhân dịp kỷ niệm lần thứ 130 ngày sinh của cụ sẽ được Đảng và Nhà nước tổ chức vào năm 2019 sắp tới.
Một trong những giá trị văn hóa tinh thần tiêu biểu nhất của dòng họ người Việt là ý thức hướng về nguồn cội tổ tiên như nội dung câu ca thường được mở đầu trong các bản tộc phả: “Cây có gốc mới thắm cành xanh lá/ Nước có nguồn mới biển rộng, sông sâu”; “Nhân sinh do tiên tổ, uống nước nhớ nguồn”. Dòng họ Bùi Quốc ở thôn Đông Đoài, xã Đức La, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh là một trong những dòng họ như thế.
Bùi Dương Lịch hiệu là Thạch Phú, tự là Tồn Trai quê ở Thôn Yên Đồng, tổng Việt Yên, huyện La Sơn (nay là thôn Đông Thái, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Ông sinh năm Đinh Sửu, niêu hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) trong một gia đình có truyền thống hiếu học, trọng lễ nghĩa. Cụ thân sinh Bùi Quốc Toại đỗ hương cống được bổ làm tri huyện Thiệu Thiên, tỉnh Thanh Hóa.
Họ Bùi là dòng họ khá đông ở La Giang - Đức Thọ, có nguồn gốc không đồng nhất và phân bổ tại nhiều địa bàn của huyện như các xã Bùi xá, Đức Đồng, Đức La, Đức Long, Đức Thịnh, Tùng Ảnh, Thị trấn Đức Thọ…
Thủy tổ họ Bùi Quang, làng Gia Hội, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên được sinh ra và lớn lên trong một vùng quê, dòng họ có truyền thống yêu nước, khoa bảng. Cha Cụ làm quan Thượng phẩm dưới Triều nhà Trần, khi còn nhỏ theo cha học tập, lớn lên làm quan Ngũ Phẩm trong triều. Năm 1390, Nhà Hồ tiếm ngôi nhà Trần, có Tây Đô ở Thanh Hóa, do đó các quan đều phải về Thanh Hóa.
(Ngày 08/01 năm Bính Thân 1716 – 08/01 năm Bính Thân 2016). Ông Bùi Đăng Đạt sinh ngày 16/12 năm Quý Mão (1663) trong một gia đình khá giả, có truyền thống hiếu học nho giáo, đã truyền lại ý thức cho ngài đam mê đèn sách, dự khoa thi năm Đinh Sửu niên hiệu Chính Hòa thứ 18 đậu tiến sỹ.
Về vùng đất Hà Tĩnh, nhất là ở xã Đậu Liêu trước đây thuộc huyện Can Lộc, nay thuộc thị xã Hồng Lĩnh, du khách được nghe nói đến những sự tích và địa danh gắn với tên tuổi công đức của một con người. Những sự việc đó, là đập đá Khe Lương, là công trình thuỷ lợi dẫn nước từ núi cao về cho vùng thung lũng chạy dài giữa hai vách núi từ Đậu Liêu xuống Nghi Xuân, là câu chuyện về tài phá án tuy đã được luận tội “vợ giết chồng” nhưng có uẩn khúc; đó cũng là con đường nay được trải nhựa nối Quốc lộ 1A đi Nghi Xuân được đặt lên là “Đường Bùi Cầm Hổ”.