Trong số đó có 5 huyện của Hà Tĩnh là Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Đây sẽ là một thiệt thòi lớn cho người lao động bởi EPS là chương trình xuất khẩu lao động có nhiều ưu trội nhất cả về chi phí xuất cảnh lẫn điều kiện làm việc và tiền lương.
Nghi Xuân là địa phương có số lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc nhiều nhất nước với 403 người. Sau Nghi Xuân là Cẩm Xuyên (179 người), Thạch Hà (70 người), Kỳ Anh (61 người) và Can Lộc (60 người). Với tỷ lệ bỏ trốn lên đến 50%, Hà Tĩnh là một trong 10 tỉnh có số lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc cao nhất cả nước.
Trong thời gian qua, ngành lao động và các cấp chính quyền đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp vận động kêu gọi, kể cả các biện pháp hành chính nhưng tình hình vẫn không thể cải thiện.
Theo dự báo trong đợt sát hạch tiếng Hàn để lấy chứng chỉ tham gia chương trình EPS vào đầu tháng 10/2016, sẽ có khoảng 5.000 lao động Hà Tĩnh tham gia. Nhưng với quyết định tạm dừng nói trên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chắc chắn sẽ có hàng ngàn lao động phải đứng ngoài cuộc.
Đáng băn khoăn hơn, trong số đó có không ít lao động thuộc các địa phương ven biển và cuộc sống của họ đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển vừa qua.
Theo Trần Long - Văn Sơn
Ý kiến bạn đọc