11:15 EST Thứ năm, 02/01/2025
CHUNG TAY PHÒNG CHÓNG DỊCH BỆNH COVID-19, HÃY THỰC HIỆN TỐT 5K: KHẨU TRANG - KHỬ KHUẨN - KHOẢNG CÁCH - KHÔNG TẬP TRUNG - KHAI BÁO Y TẾ

Danh mục

Liên kết Website

Thống kê

  • Đang truy cập: 3
  • Hôm nay: 159
  • Tháng hiện tại: 505
  • Tổng lượt truy cập: 1920493

Lạm dụng rượu bia- Nguyên nhân gây bệnh tật hàng đầu Việt Nam

Đăng lúc: Thứ năm - 04/08/2016 12:20 - Người đăng bài viết: admin2
Người Việt đang dùng câu thành ngữ “nam vô tửu như kỳ vô phong” để khích bác, ép nhau phải “chén ông chén tôi”. Nền kinh tế thuộc nhóm nước đang phát triển nhưng tỷ lệ sử dụng rượu bia của Việt Nam đứng hàng đầu thế giới. Đây là nguyên nhân của bạo lực, đói nghèo và đặc biệt là bệnh tật.

Gần 60% hộ gia đình dùng bia rượu thường xuyên

Đó là nội dung được các chuyên gia y tế đưa ra tại Hội thảo rối loạn do sử dụng rượu bia thuốc lá. Lần đầu tiên một nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn với quy mô mang tầm quốc gia (9.400 hộ gia đình) đã được Đại học Y Dược TPHCM khởi xướng và thực hiện tại các địa phương với sự góp sức của nhiều tổ chức y tế, xã hội.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Dược cho hay: Tỷ lệ tiêu dùng rượu bia thường xuyên ở Việt Nam đang ở mức cao với 57,72% hộ gia đình. Đặc biệt, những hộ giàu, có học vấn cao thì lại uống nhiều rượu bia hơn. Người ở thành thị sử dụng mặt hàng này nhiều hơn người ở nông thôn nhưng mức độ say xỉn khi sử dụng rượu bia của những người ở nông thôn lại cao hơn ở thành thị.

Gần 60% hộ gia đình tại Việt Nam thường xuyên sử dụng bia rượu
Gần 60% hộ gia đình tại Việt Nam thường xuyên sử dụng bia rượu

Đáng chú hơn, độ tuổi uống rượu bia ngày càng trẻ hóa, chủ yếu trong giới học sinh, sinh viên; phụ nữ sử sụng rượu bia ngày càng tăng, nhất là phụ nữ thành thị. Kết quả nghiên cứu về sử dụng bia rượu ở khu vực các tỉnh phía Nam chỉ ra, nữ giới thành thị uống rượu bia cao hơn nữ giới ở nông thôn và uống say xỉn cũng cao hơn.

Cụ thể, tại TPHCM tỷ lệ nam giới sử dụng rượu bia chiếm 80% còn nữ giới chiếm 22%; trong đó nam giới sử dụng rượu bia mỗi ngày chiếm 13% còn nữ giới chiếm 1%. Những người đàn ông sử dụng rượu bia quá chén dẫn đến say xỉn chiếm 26% còn nữ giới là 0,9%.

Tỷ lệ chi tiêu cho rượu bia trên tổng chi tiêu của hộ gia đình giao động từ 2,2% ở nhóm thu nhập cao nhất và 2,6% ở nhóm thu nhập thấp nhất. Nếu không tính chi tiêu cho rượu bia vào tổng chi tiêu của hộ gia đình thì số hộ nghèo tại Việt Nam hiện nay sẽ tăng lên 4,5% (tương đương hơn 90,5 nghìn hộ). Ước tính, mỗi năm người Việt đang chi khoảng 16,3 nghìn tỷ đồng để uống rượu bia, số tiền trên có thể mua được 1.770 nghìn tấn gạo.

Nghèo đói, bệnh tật và bạo lực

PGS Đỗ Văn Dũng chỉ ra, trẻ em trong các hộ gia đình uống rượu bia thường xuyên chịu nhiều thiệt thòi về dinh dưỡng, giáo dục. Các hộ gia đình sống dưới ngưỡng nghèo, số tiền chi cho rượu bia tương đương với 146 cốc mỗi năm, song con trẻ không có tiền để mua được 1 cốc sữa tươi mỗi năm.

Nếu sử dụng số tiền mua rượu để mua sữa thì con trẻ sẽ được hưởng khoảng 122 cốc mỗi năm thay vì gần như không được uống sữa lần nào.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, chi tiêu đầu người cho giáo dục và y tế ở các hộ gia đình có sử dụng rượu bia chỉ bằng 48% so với 60% hộ không dùng.

Rượu bia đang là nguyên nhân gây bệnh tật, đói nghèo
Rượu bia đang là nguyên nhân gây bệnh tật, đói nghèo

Rượu bia đang là nguyên nhân gây ra bệnh tật hàng đầu ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung. Khoảng 30% bệnh tật có liên quan trực tiếp đến bia rượu như: loạn thần, viêm đa thần kinh, bệnh lý cơ tim, viêm dạ dày, các biến chứng trước sinh, đái tháo đường, bệnh truyền nhiễm... Tổng cộng có khoảng 200 loại bệnh tật và chấn thương được ghi nhận tại các bệnh viện là do rượu bia gây ra.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (năm 2012) chỉ ra, rượu bia là 1 trong 10 nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu trên thế giới, trong đó 20% tử vong do chấn thương, tai nạn giao thông; 50% ca tử vong do xơ gan, 30% tử vong bởi ung thư thực quản, ung thư gan, động kinh.

Mặt khác, rượu bia là nguyên nhân gây giảm năng suất lao động, gia tăng tai nạn lao động, mất việc làm dẫn tới thất nghiệp, bạo lực, tệ nạn xã hội, tội phạm. Cụ thể tại Việt Nam, từ năm 2009 đến 2010 có tới gần 70% số vụ tai nạn giao thông do người lái xe say xỉn gây ra 1/5 các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông; 33,7% bạo lực gia đình là do say xỉn.

Trẻ em trong các hộ gia đình thường xuyên sử dụng rượu bia liên tục rơi vào tình trạng bị xúc phạm, nhục mạ, bị bỏ mặc thiếu sự chăm sóc bảo vệ của người lớn, phải chứng kiến bạo lực gia đình, bị đánh đập gây đau đớn về thể xác và tổn thương tinh thần.

Rượu bia không phải là đồ uống, hàng hóa bình thường mà loại đồ uống đang gây các tổn hại to lớn cho người sử dụng cũng như toàn xã hội.

Vân Sơn



Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thư viện hình ảnh