PGS. TS. BS Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn HP ở người trưởng thành là 70%.
1. Vi khuẩn HP là gì?Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là loại xoắn khuẩn gram âm, dài khoảng dài khoảng 2,5 mm và rộng 0,5 mm, có 4-6 roi. Nhờ đặc điểm này, chúng có thể di chuyển dễ dàng trong niêm mạc dạ dày - môi trường trú ngụ lý tưởng của chúng.
2. Vi khuẩn HP có phổ biến không?Theo tài liệu của Tổ chức Tiêu hóa thế giới đưa ra năm 2010, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP trung bình trên thế giới là 50%.
Theo con số mới nhất được cung cấp bởi
PGS. TS. BS Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, ở các nước phát triển trong đó có Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HP ở người trưởng thành là 70%.
Người ta tìm thấy sự hiện diện của khuẩn HP trên 90% người bệnh bị
viêm dạ dày. Tỷ lệ này còn cao hơn ở nhóm bệnh nhân
loét dạ dày tá tràng (75 - 80%) và nhóm bệnh nhân bị biến chứng thủng do loét dạ dày tá tràng (80 - 95%).
Chính vì vậy, nhiễm khuẩn HP được coi là một trong các nhiễm khuẩn phổ biến, thường gặp nhất ở người.
Hình ảnh vi khuẩn HP được phóng to (Ảnh minh họa)
3. Nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?Theo các chuyên gia, khuẩn HP chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng ngày càng gia tăng, trở thành căn bệnh đứng đầu trong các
bệnh đường tiêu hóa.
Loại vi khuẩn này cũng chính là thủ phạm hàng đầu gây nên căn bệnh
ung thư dạ dày - một trong 10 loại ung thư nguy hiểm thường gặp nhất ở Việt Nam.
Tất nhiên, phải hiểu cho thật đúng, không phải trường hợp nào nhiễm khuẩn HP cũng gây ra
ung thư dạ dày bởi khuẩn HP có nhiều chủng loại khác nhau do đó mức độ gây bệnh cũng khác nhau.
Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP có độc lực yếu thường ít xảy ra các triệu chứng đau và khả năng dần đến ung thư là không có. Trong trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn HP có độc lực mạnh thì mới gây ra tình trạng viêm, loét, nếu không được chữa trị hoặc chữa trị không khỏi thì mới dẫn đến khả năng ung thư dạ dày.
Theo
PGS. TS. BS Bùi Hữu Hoàng, 80% người nhiễm khuẩn HP gây ra viêm dạ dày mạn tính không triệu chứng, từ 15 đến 20% bị viêm teo dạ dày mạn tính hay chuyển sản ruột, viêm loét dạ dày, tá tràng, chỉ dưới 1% diễn tiến thành ung thư.
Tuy con số nhiễm khuẩn HP diễn tiến thành ung thư dạ dày chỉ có dưới 1% diễn tiến thành ung thư, nhưng vì số người mắc rất cao (chiếm đến 70% người trưởng thành ở Việt Nam), vì vậy tỷ lệ 1% quy đổi ra số bệnh nhân là không nhỏ.
Hơn nữa, các chuyên gia luôn khẳng định nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày và việc phát hiện và điều trị khuẩn HP sẽ giúp loại bỏ 50% nguy cơ mắc căn bệnh ung thư này. Vì thế, không thể coi thường sự có mặt của khuẩn HP và việc phát hiện, điều trị để loại bỏ chúng.
4. Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP?- Lây nhiễm qua đường miệng: Vi khuẩn Hp tồn tại trong niêm mạc dạ dày người bệnh, tuy nhiên, chúng còn được tìm thấy trong nước bọt, mảng bám ở răng. Thói quen của người Việt Nam khi ăn uống là ăn chung mâm, dùng đũa gắp thức ăn từ bát chung... vì vậy nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP là rất cao.
- Lây nhiễm qua đường dạ dày - dạ dày: Quá trình lây nhiễm này diễn ra khi thực hiện thao tác nội soi tại các cơ sở y tế. Nếu dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người lành.
- Lây nhiễm qua đường phân - miệng: Khuẩn HP tồn tại trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi đi vệ sinh không rửa tay sạch, hoặc lây nhiễm qua các trung gian khác như côn trùng nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn.
5. Làm gì khi phát hiện nhiễm khuẩn HP?Theo
BS Hoàng Danh Tấn Khoa Tiêu hóa - Gan mật Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, nếu được phát hiện nhiễm khuẩn HP, bạn nên nội soi dạ dày để chẩn đoán bệnh ở dạ dày và xác định tình trạng nhiễm khuẩn HP. Chỉ nên điều trị HP khi có kèm viêm - loét dạ dày.
"Bài thuốc" lạ chỉ với 1 tép tỏi và 1 sợi chỉ nhưng 90 phụ nữ Việt cần dùng theo Trí Thức Trẻ
Ý kiến bạn đọc