Ông từng giữ các chức: Ngự sử Trung thừa, An Vũ sứ Lạng Sơn, Thăng Tham tri chính sử, Tước Á trí tự qua ba triều vua Lê (Lê Thái Tổ, Lê Thái Tôn, Lê Nhân Tôn) và có đóng góp công trạng to lớn cho đất nước muôn dân; cũng từng được sung chức đi sứ nhà Minh 3 lần vào những năm 1433, 1437, 1439.
Cỗ chính gồm bò ông, lợn ông, dê ông. Những con vật này được chọn lựa kỹ càng và trước lễ 2 tháng được nuôi với thức ăn, nước uống sạch. Ngoài cỗ chính, lễ còn có 25 mâm cỗ, mỗi mâm nhất thiết phải có 1 con cá chép. |
Thời vua Lê Thái Tổ, Bùi Cầm Hổ được xem là một trong hai vị khai quốc công thần và được làm Thái sư dạy học cho con trưởng của Lê Lợi… Khi về hưu, ông đắp đập ngăn khe đưa dòng nước từ núi Hồng Lĩnh về tưới cho cánh đồng Kẻ Treo. Khi mất, ông được phong Bỉnh quân đại vương, Thượng đẳng phúc thần.
Đông đảo người dân gần xa về tham dự lễ |
Để tỏ lòng thành kính, tri ân với công đức của ông, sau khi Bùi Cầm Hổ mất, nhân dân đã lập đền thờ ông ngay tại chân núi Bạch Tỵ - phường Đậu Liêu. Năm 1992, Đền thờ Bùi Cầm Hổ được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Đền Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ tọa dưới chân núi Bạch Tỵ - Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh) |
Ngày 20 tháng 9 (âm lịch) hằng năm là ngày giỗ, lễ tế Đô Đài, được anh chị em, con cháu nội ngoại dòng họ Bùi người dân trong vùng tổ chức trang nghiêm, kính cẩn.
Tại lễ giổ, sau lễ tế do các vị cao niên trong vùng hành lễ, bà con nhân dân xa gần dâng hương bày tỏ niềm tôn kính và ghi nhớ công ơn vị danh thần.
bùi cầm hổ, tương truyền, thân mẫu, núi hồng, xuất hiện, sau đó, đứa bé, sinh ra, đặt tên, ý nghĩa
Ý kiến bạn đọc