21:27 EST Thứ năm, 02/01/2025
CHUNG TAY PHÒNG CHÓNG DỊCH BỆNH COVID-19, HÃY THỰC HIỆN TỐT 5K: KHẨU TRANG - KHỬ KHUẨN - KHOẢNG CÁCH - KHÔNG TẬP TRUNG - KHAI BÁO Y TẾ

Danh mục

Liên kết Website

Thống kê

  • Đang truy cập: 6
  • Hôm nay: 179
  • Tháng hiện tại: 879
  • Tổng lượt truy cập: 1920867

HÔM NAY, 21-7 ÂM LỊCH, NGÀY GIỖ CỦA BÁC HỒ

Đăng lúc: Thứ hai - 11/09/2017 03:43 - Người đăng bài viết: admin2
Không phải ai cũng biết hôm nay là ngày mất của Người, cho nên đây là sự xúc động khó quên trong mỗi chúng ta. Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng cảm nhận được những điều mới mẻ, thiêng liêng trong di chúc của Bác.
Dân tộc là tối thượng, Tổ quốc là trên hết
Từ gốc nhìn văn hóa, chúng ta thấy sức sống mãnh liệt trong từng câu chữ của Di chúc Bác Hồ. Bác khởi thảo di chúc lúc 75 tuổi, tức là tháng 5-1965. Kể từ ngày đó cho đến khi qua đời, năm nào cứ vào dịp tháng 5, Người lại sửa Di chúc. Và lần cuối cùng, Người sửa cũng là tháng 5-1969, 4 tháng sau thì Người mất. Như thế, nếu xét về phương diện lịch sử, bản di chúc này đã có gần ½ thế kỷ. Chúng ta gọi Di chúc với tất cả sự trang trọng như một tác phẩm lý luận, một cương lĩnh nhưng Bác rất khiêm nhường, Người chỉ coi đây là một bức thư, coi đây là “Mấy lời để lại cho đồng bào, đồng chí mà thôi”.



Từ lúc bắt đầu khởi thảo đến lúc hoàn chỉnh, Bác chỉ giao cho thư ký của mình là ông Vũ Kỳ - được mệnh danh là tiểu đồng của Bác giữ. Bác dặn ông Vũ Kỳ là “chú nhớ giữ bí mật cho Bác. Chỉ khi nào Bác đi rồi, chú hãy nói với Trung ương, Bác có bức thư để lại”. Điều này cho thấy tất cả sự khiêm nhường cao thượng của Hồ Chí Minh. Cả một sự nghiệp vĩ đại như thế nhưng Bác chỉ coi mình như một người lính vâng lệnh quốc dân, đồng bào, dân tộc mình và để lại căn dặn cho Đảng. Hơn nữa, nếu căn cứ vào ngôn ngữ của Bác, bao giờ Bác cũng đặt dân lên hàng đầu. Tức là dân trong tư duy, tâm tưởng của Bác luôn ở vị trí hàng đầu. Và lúc này, dân tộc là tối thượng, tổ quốc là trên hết, lợi ích phát triển đất nước là lợi ích cốt lõi của quốc gia thì những điều khiêm nhường cao quý ấy của Hồ Chí Minh càng có giá trị.

 
Lấy cái tối thiểu tải cái tối đa
Một phong cách rất độc đáo toát lên từ Di chúc của Người là lấy cái tối thiểu tải cái tối đa, lấy cái ít nhất để nói được nhiều nhất. Bác Hồ chúng ta không chỉ là một nhà tư tưởng lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất, con người được mệnh danh là “con người có tâm hồn lộng gió bốn phương của thời đại” nói như Phạm Văn Đồng hay như Chế Lan Viên gọi người là “người có tầm mắt đại dương”. Khi còn sống, rất nhiều cuộc họp Trung ương mà Bác chủ trì, Bác không cho ra nghị quyết. Bác bảo là bàn thấu đáo, kỹ lưỡng rồi tất cả cùng hành động. Phương châm của Bác là nói ít, làm nhiều, hành động là chủ yếu. Riêng chỗ này thôi, trong đổi mới phương thức, nội dung của Đảng chúng ta cần học tập. Đặc biệt nữa, Bác không chủ trương ra nghị quyết. Bác nói là chỉ khi nào thật cần thiết mới ra nghị quyết. Đã ra nghị quyết phải rất ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thuộc và dễ làm và ai cũng phải hiểu đúng, làm đúng. Phong cách Hồ Chí Minh là như vậy. Bác lại đặt cho những phiên họp không ra nghị quyết là những phiên họp “vòng quanh chân trời”. Tức là tầm nhìn chiến lược, tầm mắt đại dương, bàn thấu đáo mọi việc lớn nhỏ để rồi hành động. Di chúc Bác viết cân nhắc từng lời, từng ý trong suốt gần 5 năm liền cũng chính là vì vậy. Ở đời này, không có ai dành gần 5 năm liền để viết một tài liệu mà cuối cùng chỉ còn 1.000 từ. Và đặc biệt nữa là Bác dành cho dân, cho Đảng hết, Bác chỉ dành cho mình điều tối thiểu nhất – phần việc riêng Bác dặn lại có ngờ đâu đúng 79 từ - đúng số tuổi thọ Bác Hồ. Bác cố chờ đợi miền Nam giải phóng nhưng không được. Bác dặn “đề lại một ít tro xương cho đồng bào miền Nam” rồi đến cuối cùng trước khi mất, Bác sửa lại lần nữa, Bác gạch chữ xương đi thì đủ thấy sự tinh tế, chính xác của Người như thế nào về mặt ngôn ngữ. Người dành cho mình ít nhất, tối thiểu nhất, dâng hiến tất cả cho dân, cho nước.


Bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh tư liệu
Tận hiến cho nhân dân, dân tộc và nhân loại
Năm 1965, Bác nói về vấn đề việc riêng của mình trong Di chúc: “Ai mà đoán biết được tôi còn có thể phục vụ nhân dân còn mấy tháng, mấy năm nữa”. Năm 1966, 1967 Người không sửa gì thêm, chỉ nghiền ngẫm thôi để đến năm 1968, Người nói tất cả những điều suy ngẫm “ai mà đoán biết được tôi còn có thể phục vụ nhân dân còn mấy năm mấy tháng nữa”, ngược lại với năm 1965. Còn đến năm 1969, năm cuối cùng trong cuộc đời của Người khi sức khỏe ngày càng giảm sút, khi đang chủ trì họp trung ương, Người nhìn đồng hồ thấy đúng 9 giờ sáng, Người nói “Các đồng chí trung ương nghỉ giải lao. Giải lao xong, chú Ba (bí danh Tổng Bí thư Lê Duẩn) chủ trì thay cho Bác. Bác phải về nhà có chút việc riêng”. Không ai biết là việc gì, chỉ có 2 người là ông Vũ Kỳ và Tổng Bí thư Lê Duẩn biết. Có ngờ đâu là lần chữa Di chúc cuối cùng của Bác. Và bản chữa cuối cùng không còn năm không còn tháng. Dường như còn giây lát thôi “Ai mà đoán biết được tôi còn có thể phục vụ Tổ quốc, nhân dân còn được bao lâu nữa”. Và đặc biệt, khi Người cảm nhận sự sống của mình đã đến giới hạn thì Người chỉ tiếc là không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Đây là điều cao quý biết chừng nào. Cả một cuộc đời đã dấn thân, hy sinh đến mức hóa thân vào dân tộc và nhân loại. Cho nên nếu cả cuộc đời của người, sự nghiệp của người kết tinh trong Di chúc này, nếu chỉ cần 1 câu thôi, đó chính là tận trung với nước, tận hiếu với dân để tận hiến cho nhân dân, dân tộc và nhân loại.
Đảng ta có một diễm phúc, may mắn khi được kế thừa di sản của Người. Và trong hành trang tư tưởng của Đảng, dân tộc, chúng ta có những chỉ dẫn quý báu đó để không bao giờ lạc đường, chệch hướng và nguyện mãi mãi đi theo những điều mà Người đã chỉ dạy.

Họ Bùi Hà Tĩnh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 22 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thư viện hình ảnh