19:04 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHUNG TAY PHÒNG CHÓNG DỊCH BỆNH COVID-19, HÃY THỰC HIỆN TỐT 5K: KHẨU TRANG - KHỬ KHUẨN - KHOẢNG CÁCH - KHÔNG TẬP TRUNG - KHAI BÁO Y TẾ

Danh mục

Liên kết Website

Thống kê

  • Đang truy cập: 13
  • Hôm nay: 602
  • Tháng hiện tại: 3344
  • Tổng lượt truy cập: 1923332

KỶ NIỆM 300 NĂM NGÀY MẤT CỦA TIẾN SỸ BÙI ĐĂNG ĐẠT

Đăng lúc: Thứ bảy - 13/08/2016 06:52 - Người đăng bài viết: admin2
(Ngày 08/01 năm Bính Thân 1716 – 08/01 năm Bính Thân 2016). Ông Bùi Đăng Đạt sinh ngày 16/12 năm Quý Mão (1663) trong một gia đình khá giả, có truyền thống hiếu học nho giáo, đã truyền lại ý thức cho ngài đam mê đèn sách, dự khoa thi năm Đinh Sửu niên hiệu Chính Hòa thứ 18 đậu tiến sỹ.
Nhà thờ họ Bùi Đăng, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh
Ông Bùi Đăng Đạt sinh ngày 16/12 năm Quý Mão (1663) trong một gia đình khá giả, có truyền thống hiếu học nho giáo, đã truyền lại ý thức cho ngài đam mê đèn sách, dự khoa thi năm Đinh Sửu niên hiệu Chính Hòa thứ 18 đậu tiến sỹ, xuất thân lúc 35 tuổi được bổ làm quan triều đình, với hai vua Chính Hòa, Vĩnh Trị,  giữ chức Kinh Bắc Đảng Xứ tán trị, quyền tham chánh  hiến sát sứ xứ Sơn Nam, được vua ban 12 đạo sắc rồng, áo mũ cánh chuồn, có ngôi sao trắng nhiều cánh.  Năm Bính Thân 1716  nhân chuyến đi kinh lý ghé qua về thăm quê hương vào dịp tết âm lịch kính bái tổ tiên và ngày mồng bốn, tháng Giêng cùng với vị tiến sỹ Thái Văn Nho làng Chế là bạn thân bàn bạc thống nhất có lễ yết cáo thần thánh long mạch tại Rú Ngang để cho dân hai làng đào thông dòng chảy nhằm tách nước nguồn khe suối sau Thiên Tượng núi Hồng Lĩnh phân luồng một mặt thì để giảm bớt tốc độ chảy về đồng ruộng và khu dân cư của làng Quỳnh Lâm, Phúc Sơn, Bấn Xá làm cho dân sự bình yên,  mùa màng bội thu, mặt khác đưa nguồn nước tưới cho đồng ruộng thường hay khô hạn của làng Chế.
Tuy nhiên một hiện tượng lạ về mặt tâm linh khiến hai vị phải ra lệnh đình chỉ. Ngài Bùi Đăng Đạt về nhà bổ bệnh, vô phương cứu chữa, sau 3 ngày thì qua đời, hai làng phải lấp lại, hương lý, đi xem thì được biết bị đứt long mạch nên không ai giám thực hiện và Ngài ra đi ở tuổi 54, để lại niềm thương tiếc cho gia đình, dòng họ, quê hương, bỏ dỡ mọi công việc to lớn ở triều đình mà nhà vua hết lòng thương tiếc công lao đức hạnh của Ngài. Phần mộ được an táng tại quê nhà, ngày nay đã được xây lăng trên núi. Năm 1717 nhà vua cho  người viết bài ký ghi tiểu sử của Ngài và cho khắc dựng bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội.
Nơi đây là ngôi trường Đại học đầu tiên của cả nước, sản sinh ra nhiều hiền tài nguyên khí quốc gia, được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới, đối với 82 bia tiến sỹ đội rùa là độc nhất vô nhị.
Sinh thời mặc dầu Ngài làm việc ở triều đình nhưng luôn quan tâm đến họ tộc và quê hương, khuyến khích nhân dân chăm  lo việc thờ phụng tổ tiên nhà thờ, chùa, đền, đình làng, tam tòa nơi thờ tự chu đáo giữ gìn nếp sống văn minh
văn hóa bản sắc dân tộc tiến bộ.
Ngài cho dân làng tậu hai tấm đá thanh lớn lấy từ Thanh Hóa về  để  sau này khắc bia tưởng niệm tại khuôn viên nơi đây mà không đưa về nhà thờ họ, khi Ngài qua đời không thực hiện được điều mong muốn ấy, nhưng hai tấm đá vẫn giữ nguyên không ai giám di chuyển, cho dù trải qua biết bao biến đổi thăng trầm của lịch sử quê hương. Năm 1985 họ khôi phục xây dựng nhà thờ, đến năm 1991 họ mới chở một tấm mỏng hơn về nhà thờ khắc bia tiểu sử tóm tắt của Ngài còn tấm lớn hơn vẫn để tại nơi đây.
Bà vợ của Ngài là Đoàn Thị Nhuống, sinh giờ Mão ngày 27 tháng 3 năm Đinh Mùi 1667.
Ông bà sinh hạ được 7 người con (5 trai, 2 gái).
Từ đây mới phân chi phân nhánh suốt muôn đời mai sau
Ông Bùi Đăng thông tự dung triệt, hiệu Đức Lâm, sinh vào khoảng 1679 – 1700 là người con trai trưởng của vị tiến sỹ Bùi Đăng Đạt và bà Đoàn Thị Nhuống  thế hệ đời thứ 8, ông bà dòng chi 1, ông Bùi Vỵ, từ đời thứ 9 đến đời thứ 13 bị thất lạc 5 đời của chi 1. Tuy nhiên ông Bùi Vỵ  vẫn có con trai nối dòng cho đến ngày nay.
Ông Bùi Đăng Nha là con trai thứ 3 của tiến sỹ Bùi Đăng Đạt và bà Đoàn Thị Nhuống thế hệ đời thứ 8, ông là dòng chi 2, được nối dòng trong gia phả không bị ngắt quảng, còn lại 5 người bị thất truyền.
Ngày húy kỵ của Ngài tiến sỹ Bùi Đăng Đạt, kỷ niệm 300 năm ngày mất của Ngài, con cháu họ tộc thành kính lễ bạc lòng thành hương hoa đèn nến, phẩm vật dâng lên án thờ cầu nguyện phật thánh, tổ tiên phù hộ cho linh hồn của Ngài được siêu thoát về cõi vĩnh hằng với trời, phật, tổ tiên, cầu cho các vị tiên tổ và các hương linh quá cố 18 đời đã an giấc ngàn thu hoan hỷ với mọi thành công của họ tộc cho đến ngày nay đang hội nhập và phát triển hưng thịnh, làm rạng danh đời trước vẻ vang đời sau.
 
Hậu duệ đời thứ 18
Bùi Bá Định
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thư viện hình ảnh