Thông báo về chủ trương biên soạn và ấn hành bộ sách về họ Bùi trong lịch sử Việt Nam

Hội nghị Thường trực lần thứ 7, BCH khóa II Cộng đồng họ Bùi Việt Nam ngày 9/1/2016 về chủ trương biên soạn và ấn hành bộ sách về họ Bùi trong lịch sử Việt Nam; Ngày 30/4/2016, tại Trụ sở và Văn phòng CĐ họ Bùi VN đã tiến hành phiên họp và bàn việc thành lập Hội đồng Biên soạn và ấn hành bộ sách về họ Bùi trong lịch sử Việt Nam.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Thường trực lần thứ 7, BCH khóa II Cộng đồng họ Bùi Việt Nam ngày 9/1/2016 về chủ trương biên soạn và ấn hành bộ sách về họ Bùi trong lịch sử Việt Nam; Ngày 30/4/2016, tại Trụ sở và Văn phòng CĐ họ Bùi VN đã tiến hành phiên họp và bàn việc thành lập Hội đồng Biên soạn và ấn hành bộ sách về họ Bùi trong lịch sử Việt Nam. Cuộc họp đã thống nhất một số nội dung cần thực hiện ngay như việc hoàn thành các văn bản :

– Quyết định thành lập Hội đồng Biên soạn và ấn hành bộ sách về họ Bùi trong lịch sử Việt Nam

– Xây dựng Quy chế Biên soạn và ấn hành bộ sách họ Bùi trong lịch sử Việt Nam.

– Gửi Thư kêu gọi về việc Biên soạn và ấn hành bộ sách họ Bùi trong lịch sử Việt Nam.

– Dự án xuất bản bộ sách.

Dưới đây xin trân trọng giới thiệu để toàn thể Cộng đồng và bà con dòng họ nắm được nội dung, ủng hộ và hưởng ứng chủ trương này.

I/ DỰ ÁN XUẤT BẢN BỘ SÁCH VỀ

“ HỌ BÙI TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM “

 

 

Ý TƯỞNG VÀ CHỦ TRƯƠNG.
Họ Bùi ở Việt Nam là một Dòng Họ bản địa hình thành rất sớm và được biết đến từ lâu đời trong lịch sử dân tộc.Những đóng góp trên nhiều lĩnh vực, qua nhiều sự kiện mà những nhân vật mang tên Dòng Họ đã cống hiến cho Tổ quốc trên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, từ quá khứ cho tới hiện tại, đã được lịch sử ghi nhận, được xã hội đương thời biết đến và vinh danh. Nhiều điều đã khắc ghi trên bảng vàng bia đá và sử sách. Nhưng cũng có quá nhiều điều còn tản mát, thất truyền, hoặc chỉ lưu dấu nhạt mờ trong ký ức.

Tập hợp những sưu tầm, khảo cứu, biên soạn lại và viết mới về những đóng góp đó, chính là việc tôn tạo Di Sản Tinh Thần của Họ Bùi – một bảo vật để lại cho hậu thế của Dòng Họ, là trách nhiệm của những người đang tham gia Hoạt động Dòng Họ hiện nay. Đó không chỉ đáp ứng nhu cầu của Cộng đồng Họ Bùi Việt Nam mà còn của công chúng rộng rãi khi tìm hiểu nghiên cứu về các Dòng Họ, và về Văn hóa Việt.

Quý IV năm 2015 Thường trực BCH CĐHB VN đã có chủ trương và chính thức

chỉ đạo việc biên soạn và xuất bản bộ sách mang nội dung này và đã cử Chủ biên sách để tổ chức thực hiện chủ trương này.

 

NỘI DUNG.
II.1.Sưu tầm, khảo cứu, biên soạn, viết mới về những sự kiện, thành tựu, nhân vật mang tên Họ Bùi từ thời xa xưa nhất có thể còn tìm kiếm được, cho tới đương thời, viết nên bộ sách lớn nói tương đối đầy đủ về“ HỌ BÙI TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM”.Tên sách cụ thể sẽ được đặt sau, căn cứ vào kết quả biên soạn cuối cùng.

II.2.Bộ sách sắp xếp làm 2 phần, theo lịch đại:

Phần một : Họ Bùi từ viễn sử đến kết thúc triều đại phong kiến cuối cùng
(Triều Nguyễn)

Phần hai : Họ Bùi trong nước Việt Nam mới (Từ chính thể VNDCCH) Trong mỗi phần, sách chia thành nhiều tập. Số tập tùy thuộc vào lượng tư liệu sưu tầm được tại thời điểm ấn định. Về sau, nếu còn có yêu cầu mở rộng hoặctiếp nối thì có thể biên soạn tiếp.
Dự kiến bộ sách có 2 phần (do nội dung trên quy định), trước mắt mỗi phần có 2 tập, mỗi tập dày khoảng 600 trang in, khổ sách 16×24. Tổng số 4 tập dày khoảng 2400 trang. Sách kèm nhiều ảnh và phụ bản minh họa. Bìa cứng, trình bày mỹ thuật, ý nghĩa, trang trọng.

II.3.Nguyên tắc và tiêu chí tuyển chọn, biên soạn :

– Về tuyển chọn : Chọn sự kiện và nhân vật được lịch sử ghi nhận và xã hội thừa nhận, dựa trên quan điểm lịch sử, khách quan và trung chính. Trong phần II, khi sách đề cập đến các nhân vật đương thời có thành tựu và cống hiến, nhưng thấy có vấn đề nhậy cảm mà trong phạm vi Dòng Họ chưa quán xuyến được thì tạm gác lại.

– Về biên soạn : Tư liệu và bài viết có mức độ chính xác cao nhất có thể đạt tới. Đảm báo tính trung thực lịch sử, công tâm. Phương pháp biên soạn: đảm bảo tính hệ thống, tính thống nhất, tiếp nhận tiến bộ mới (Thống nhất giữa nội dung sự kiện với thể loại văn bản, văn phong).

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.

III.1. Họp quán triệt chủ trương và nội dung của Thường trực BCH về làm sách. Bàn bạc đề xuất các biện pháp khả thi thực hiện dự án (Một phiên họp chung và một số buổi ở các bộ phận chuyên). Tại phiên họp chung :

a-Trình bày nội dung dự kiến, đóng góp ý kiến đi đến hoàn thiện nội dung.

– Dung lượng: Toàn bộ bộ sách gồm 4 tập, khoảng 2400 trang

– Tiến độ:

* Tháng 5-2016 Làm xong các việc họp bàn, Thông tin rộng rãi trong Cộng đồng, Tổ chức lực lượng thực hiện

* Từ tháng 6-2016 đến tháng 12-2017 (muộn lắm là tháng 3-2018), có 18 tháng làm việc để hoàn thành một khối lượng công việc lớn và nặng nề này. Kết quả công việc sẽ tùy thuộc vào sự huy động số người có chuyên môn giỏi tham gia và khả năng tài chính huy động được cho phép.

(Kế hoạch chi tiết cụ thể dành cho Ban biên soạn tính toán và điều hành)

b- Trình bày “Quy chế biên soạn và ấn hành bộ sách về Họ Bùi trong lịch sử Việt Nam”. Đóng góp ý kiến phong phú cho bản Quy chế. Tiếp thu, hoàn thiện, và ban hành để Quy chế này làm đúng chức năng quản lý, điều hành thực hiện dự án một cách có kết quả.

(Xem văn bản “Quy chế…’’ kèm theo)

c- Bàn bạc kỹ về biện pháp tài chính thực hiện Dự án.Kinh phí cần thiết khoảng trên 1 tỷ đồng. Cuộc họp chung bàn phương hướng về các vấn đề : Các nguồn thu, các khoản chi, tổ chức quản lý thu chi và việc phát hành sách. Ban vận động tài chính sẽ bàn cụ thể.

(Được trình bày chi tiết trong bản ‘’Quy chế…’’)

 

III.2. Công bố trên Website, Ấn phẩm HBVN và công văn (chuyển đến nơi cần thiết) về : Chủ trương, Nội dung Dự án và Yêu cầu hợp tác thực hiện đối với các địa phương và cá nhân. (Có Lời kêu gọi,hoặc Thư của Chủ tịch BCH và các văn bản chi tiết để đăng tải thông báo chung và/hoặc chuyển trực tiếp)

III.3.Tổ chức thực hiện : Ban Biên soạn là bộ phận Thường trực tổ chức thực hiện dự án. Ban có nhiệm vụ lập kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện. Chịu trách nhiệm hoàn thành sản phẩm cuối cùng là Bản thảo hoàn chỉnh bộ sách.

 

CÁC BỘ PHẬN THỰC HIÊN DỰ ÁN.
Những người thực hiện dự án gồm có Hội đồng Biên tập và thẩm định và các Cộng tác viên.Hội đồng biên tập, như một biên chế gồm các thành viên người Họ Bùi trực tiếp làm việc cho bộ sách. Cộng tác viên gồm đông đảo những người làm những việc cụ thể do Hội đồng biên tập mời khi cần thiết.

Hội đồng Biên tập và thẩm định gồm có :

IV.1. Hội Đồng Biên tập và Thẩm Định : Có Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên.

IV.2.Ban Biên soạn : Có Chủ biên, Thư ký BBS và các ủy viên.

IV.3.Ban Vận động tài chính : Có Trưởng ban và các ủy viên.

Nhiệm vụ, quyền hạn của 3 bộ phận trên được quy định cụ thể và chi tiết trong văn bản ‘’Quy chế Biên soạn và ấn hành bộ sách về Họ Bùi trong lịch sử Việt Nam’’.

Danh sách thành viên của 3 bộ phận trên được kèm theo Quyết định của Chủ tịch BCH CĐHB VN về việc thực hiện Dự án làm sách.

Quyết định và Quy chế là hai văn bản chính làm căn cứ để tổ chức thực hiện Dự án làm bộ sách này.

 

Hà Nội, ngày 8-5-2016

TUQ. HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP và THẨM ĐỊNH

BAN BIÊN SOẠN

 

 

 

 

II/ THƯ KÊU GỌI

VỀ BIÊN SOẠN VÀ ẤN HÀNH BỘ SÁCH

“ HỌ BÙI TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM”

 

Kính gửi : Toàn thể Cộng đồng Họ Bùi Việt Nam

Họ Bùi ta là một Dòng Họ bản địa sớm được biết đến từ thuở các tộc người Việt bắt đầu được định danh. Nhiều nhân vật mang tên Họ Bùi được lịch sử xa xưa cũng như đương đại ghi nhận bởi đã có những đóng góp xứng đáng vào quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Từ khi khởi xướng hoạt động Dòng họ, những cống hiến trên nhiều lĩnh vực cho Tổ quốc của Tổ Tiên Ông Cha ta đã được xem là Di sản tinh thần của Tiền nhân để lại cho hậu thế, luôn được chúng ta quan tâm gìn giữ và phát huy. Những giá trị tinh thần quý giá ấy hiện nay có nhiều điều đã được ghi lại trong sử sách, , nhưng rất nhiều điều còn tản mát, thất truyền, hoặc chỉ còn trong ký ức dân gian.

Làm sách về các giá trị này đã được đề cập đến từ ban đầu, như một điểm mạnh trong hoạt động Dòng Họ của chúng ta. Hơn mười năm qua, giữa bề bộn công việc phát triển Cộng đồng, một số tập sách được tập thể chủ trương hoặc các tác giả chủ động làm đã ra mắt và được Cộng đồng hoan nghênh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh mới khi hoạt động Dòng họ đã mở rộng được gần khắp phạm vi cả nước, và bắt đầu có đóng góp tích cực vào đời sống tinh thần của Cộng đồng, đang đặt ra việc tìm cầu, suy ngẫm, học hỏi và vận dụng các giá trị tinh thần từ trong quá khứ Ông cha đó, cùng với những tấm gương thành tựu mới được tiếp nối bởi thế hệ người Họ Bùi đương đại, đòi hỏi phải có một công trình sưu tầm, khảo cứu, biên soạn lại và viết mới một cách hệ thống và công phu hơn.

Thường trực BCH CĐHB VN đã lắng nghe, ghi nhận đòi hỏi đáng khích lệ ấy, đã họp bàn và quyết định đáp ứng nhu cầu tha thiết đó:

Sẽ chỉ đạo biên soạn và ấn hành bộ sách lớn về ‘’HỌ BÙI TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM’’.

Đây là một công trình tập thể của Dòng Họ, mang ý nghĩa tôn tạo Di sản tinh thần của Dòng họ, đặng đưa vào việc học tập và noi theo cho thế hệ trẻ Cộng đồng Họ Bùi chúng ta. Một Hội đồng Biên tập và Thẩm định đã được chỉ định để thực hiện dự án này. Thực hiện dự án này cần huy động được một sự đóng góp to lớn về nhân, tài, vật lực của tất cả Cộng đồng ta.

Kính thưa toàn thể Cộng đồng Họ Bùi,

Để bộ sách lớn ‘’HỌ BÙI TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM’’ thực sự là một công trình tập thể của Dòng Họ, chúng tôi – Thường trực BCH CĐHB VN xin tha thiết kêu gọi toàn thể Cộng đồng Họ Bùi bao gồm :

– Các BCH, BLL CĐ Họ Bùi tại các tỉnh-thành phố đã có tổ chức,

– Các Ban vận động tại các địa phương đang chuẩn bị tổ chức,

– Các nhà nghiên cứu và các cây bút sáng tác độc lập, Các nhà

tài trợ hằng tâm hằng sản trong nước và ở nước ngoài

cùng nhiệt tình tham gia thực hiện có hiệu quả Dự án sách trên đây, bằng cách :

1.Đề xuất, giới thiệu những sự kiện, nhân vật Họ Bùi được lịch sử ghi nhận , được xã hội biết đến, diễn ra tại địa phương mình, nhất là những sự kiện và nhân vật chưa được nêu trên sách báo của Họ Bùi trong 10 năm qua. Có thể trực tiếp viết bài hoàn chỉnh hoặc cung cấp thông tin, tư liệu. Về thông tin thì cần phản ánh sớm, tốt nhất là đến cuối tháng 7-2016, để kịp lập kế hoạch triển khai.

2.Tùy tâm và tùy khả năng tài chính, đóng góp tài trợ cho dự án làm sách. Hoặc đăng ký mua sách số lượng lớn cho địa bàn mình. Dòng Họ sẽ ghi danh tri ân các nhà tài trợ trên bộ sách.

Có sự đóng góp to lớn và hiệu quả trên đây, chúng ta tin tưởng bộ sách quý của Dòng Họ sẽ được hoàn thành đáp ứng sự trông đợi của Cộng đồng.

Nhân danh Cộng đồng Họ Bùi Việt Nam, chúng tôi xin cám ơn sự tham gia nhiệt tình của đông đảo bà con vào một công trình năm trong Di sản tinh thần của Họ Bùi ta.

 

Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2016 TM/Chủ tịch BCH CĐHB VN

Phó Chủ tịch

Bùi Ngọc Khôn

 

 

III-


CỘNG ĐỒNG HỌ BÙI VIỆT NAM
THƯỜNG TRỰC BCH
Số: 03/2016/QĐ-TCNS


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2016

 

 

CHỦ TỊCH BCH CỘNG ĐỒNG HỌ BÙI VIỆT NAM

– Căn cứ Điều lệ Cộng đồng họ Bùi Việt Nam và Quy chế Làm việc của BCH Cộng đồng họ Bùi Việt Nam;

– Căn cứ Nghị quyết Hội nghị Thường trực lần thứ 7 BCH khóa II Cộng đồng họ Bùi Việt Nam, ngày 9/1/2016;

– Theo đề nghị của Trưởng ban Tổ chức Nhân sự.

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. – Thành lập bộ máy tổ chức Biên soạn và ấn hành bộ sách về Họ Bùi Việt Nam, bao gồm:

Hội đồng Biên tập và thẩm định
Có Chủ tịch Hội đồng và các Ủy viên.

Ban Biên soạn
Có (một) Chủ biên, Thư ký và các Ủy viên.

Ban vận động Tài chính
Có Trưởng ban và các Ủy viên.

(Có danh sách kèm theo).

Điều 2.- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy tổ chức Biên soạn và ấn hành bộ sách được quy định cụ thể trong Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 3.- Nội dung bộ sách, việc quản lý chỉ đạo, điều hành thực hiện biên soạn và ấn hành bộ sách, cơ chế quản lý thu chi tài chính, phát hành và những vấn đề khác có liên quan đều căn cứ quy định trong Quy chế Biên soạn và ấn hành bộ sách về Họ Bùi Việt Nam.

Điều 4.- Bộ máy tổ chức và nhân sự trong Quyết định sẽ tự giải thể sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ biên soạn, ấn hành bộ sách về Họ Bùi Việt Nam.

Điều 5.- Các ông Trưởng ban Tổ chức Nhân sự, Chánh Văn phòng, các Ban có liên quan, các ông (bà) Chủ tịch BCH/ Trưởng ban Liên lạc Cộng đồng họ Bùi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các vị có tên trong danh sách chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký%

 

TM/THƯỜNG TRỰC BCH CỘNG ĐỒNG HỌ BÙI VIỆT NAM
CHỦ TỊCH

(đã ký)

 

GS. Thiếu tướng Bùi Phan Kỳ

 

 

VI/

CỘNG ĐỒNG HỌ BÙI VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THƯỜNG TRỰC BCH Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Số:04/2016/QC-TTBCH ———————–

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2016

 

QUY CHẾ

BIÊN SOẠN VÀ ẤN HÀNH BỘ SÁCH

VỀ HỌ BÙI VIỆT NAM

(Ban hành theo Quyết định số 03/QĐ-TCNS ngày 24 tháng 5 năm 2016 của Chủ tịch BCH CĐHB Việt Nam)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Chủ trương, quan điểm chỉ đạo biên soạn và ấn hành về bộ sách về Họ Bùi Việt Nam

Chủ trương
Bộ sách về Họ Bùi Việt Nam được biên soạn và ấn hành theo chủ trương của Thường trực Ban Chấp hành Cộng đồng họ Bùi Việt Nam (BCH CĐHB VN).

Bộ máy điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ biên soạn, thẩm định, tài chính, ấn hành bộ sách được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch BCH CĐHB VN.

Quan điểm chỉ đạo
– Xác định chủ đề, nội dung, tên sách, giới hạn không gian và thời gian cần phản ánh, dung lượng tràng và khổ sách, bố cục nội dung và số tập sách, kế hoạch sưu tầm, nghiên cứu tư liệu, biên soạn và viết mới, thời hạn biên soạn, xuất bản bộ sách theo Đề cương được thảo luận tập thể và được phê duyệt.

– Đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng theo đúng tôn chỉ mục đích CĐHB VN và quy định của Pháp luật Nhà nước (Luật Xuất bản, Luật Bản quyền tác giả và những quy định pháp luật có liên quan khác).

– Tuân thủ sự chỉ đạo của Thường trực và của Chủ tịch BCH CĐHB VN, có sự phối hợp chặt chẽ các bộ phận chức năng, toàn quốc với các địa phương, đảm bảo đoàn kết, thống nhất trong quá trình biên soạn, ấn hành bộ sách. Ban chỉ đạo và điều hành cần thảo luận tập thể theo nguyên tắc dân chủ, kết luận theo ý kiến đa số tán thành đối với những vấn đề và nội dung chính yếu trước khi quyết định thực hiện.

– Biên soạn và ấn hành bộ sách về Họ Bùi Việt Nam là một công việc trong hoạt động của CĐHB VN, viết về truyền thống lịch sử văn hóa dòng họ Bùi, với các sự kiện, nhân vật, gia tộc tiêu biểu xưa và nay trong cả nước. Mọi công dân người họ Bùi trong nước và ở nước ngoài, ai thấy có thể góp phần công sức, trí tuệ, tài chính nhiều hay ít đều được quyền tham dự.

Điều 2.-Tiêu chí lựa chọn sự kiện, nhân vật, gia tộc được đưa vào nội dung bộ sách về Họ Bùi Việt Nam

* Giải thích về tiêu chí lựa chọn:

– Tiêu chí lựa chọn được hiểu theo nghĩa tiêu chuẩn cơ bản, chính yếu, lấy làm chuẩn mực để lựa chọn thuận lợi, thống nhất, khách quan.

– Là quy ước được thảo luận và thông qua tập thể Ban chỉ đạo. Mọi thành viên Hội đồng Biên tập và thẩm định, Ban Biên soạn, Ban vận động Tài chính và các thành viên khác đều lấy Tiêu chí lựa chọn làm căn cứ chính thức, mà không có ngoại lệ, kể cả đối với các tác giả là cộng tác viên, các tập thể và cá nhân trong và ngoài họ Bùi tham gia sưu tầm, biên soan, biên tập xuất bản bộ sách.

Tiêu chí lựa chọn sự kiện
– Sự kiện tiêu biểu, điển hình của người họ Bùi được ghi nhận trong lịch sử, qua sách vở ghi chép, hoặc theo truyền thuyết dân gian, có chứng tích lịch sử văn hóa cụ thể… có ý nghĩa tích cực thúc đẩy phát triển địa phương và đất nước về kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có ngày tháng, tên người (danh xưng, tên hiệu, biệt hiệu), triều đại, địa danh cụ thể.

– Ngày lễ, ngày kỷ niệm, ngày hội hay lễ hội có liên quan đến nhân vật, gia tộc họ Bùi, đến công tích, chiến tích, thành tích lớn của danh nhân họ Bùi trong tiến trình lịch sử, văn hóa, văn minh, văn hiến dân tộc.

– Ngày khánh thành khu tưởng niệm, xếp hạng di tích lịch sử văn hóa danh nhân, viễn Tổ, cận Tổ họ Bùi.

– Sự kiện thành lập, các kỳ Đại hội Đại biểu CĐHB Việt Nam từ toàn quốc đến các địa phương. Và những sự kiện quan trọng có liên quan khác.

Những sự kiện của họ Bùi và nhân vật họ Bùi được sưu tầm, biên soạn thành một Niên biểu họ Bùi Việt Nam, sắp xếp theo thời gian và thời kỳ lịch sử, được coi là phần đặc biệt quan trọng trong nội dung bộ sách.

Tiêu chí lựa chọn nhân vật
– Lựa chọn những nhân vật họ Bùi tiêu biểu trong tiến trình lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam, từ xa xưa đến ngày nay. Đó là những viễn Tổ, cận Tổ họ Bùi, những người họ Bùi có công trạng, hành trạng, phẩm hạnh tốt, có cống hiến lớn và tích cực trong dựng nước, giữ nước, trong xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao, chính trị, quân sự, an ninh, khoa học kỹ thuật… của đất nước.

Không chọn lựa và đề cập những nhân vật phản diện, thiếu nhân cách xưa và nay dù nhân vật ấy mang họ Bùi.

– Những nhân vật được lựa chọn đạt tiêu chuẩn nói trên gồm có:

a) Các viễn Tổ, cận Tổ họ Bùi Việt Nam, các Tổ nghề Việt Nam,
b) Các anh hùng dân tộc, Anh hùng LLVTND, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Các nghĩa sỹ và lãnh tụ khởi nghĩa chống ngoại xâm. Do số lượng anh hùng quá nhiều nên bộ sách chỉ phản ánh một số vị tiêu biểu, đại diện.
c) Các nhà chính trị, quân sự, ngoại giao và canh tân lỗi lạc,
d) Các nhà văn hóa, nghệ thuật, văn học, khoa học kỹ thuật lớn, các chuyên gia hàng đầu, nhà nghiên cứu, sáng tạo nổi tiếng, có uy tín trong và ngoài nước.
e) Những người hoạt động lâu năm và có đóng góp lớn trong tổ chức CĐHB Việt Nam ở toàn quốc và các địa phương kể từ ngày thành lập.
f) Doanh nghiệp, doanh nhân chân chính, có thương hiệu và sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, có đóng góp lớn và ngân sách nhà nước.
3.Tiêu chí lựa chọn gia tộc, dòng họ

– Các gia tộc, dòng họ lâu đời, nổi tiếng đã được sử sách ghi nhận lưu truyền.

– Các gia tộc, dòng họ của các danh nhân, nhà văn hóa lớn, của các quan chức, nhà lãnh đạo có uy tín và có tầm ảnh hưởng lớn trong nhân dân địa phương và trên cả nước, được nhà nước khen tặng vinh danh trong các thời kỳ lịch sử.

– Các gia tộc, dòng họ có nhiều đóng góp, có thành tích đặc biệt xuất sắc góp phần vào công cuộc chống ngoại xâm, nội loạn, trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và trên cả nước mặc dù gia tộc, dòng họ Bùi ấy chưa hoặc không có nhân vật nào có danh tiếng nổi bật.

– Khi viết về gia tộc, dòng họ nào phải được người đại diện cho con cháu gia tộc, dòng họ ấy đồng ý.

 

Chương II

TỔ CHỨC THỰC HIỆN –NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

 

Điều 3 .- Tổ chức thực hiện việc biên soạn và ấn hành bộ sách về họ Bùi Việt Nam

Cơ cấu tổ chức
1.1-Hội đồng Biên tập và thẩm định

Gồm có Chủ tịch Hội đồng và các Ủy viên,

1.2-Ban Biên soạn

Gồm có (một) Chủ biên, Thư ký và các Ủy viên.

1.3-Ban vận động Tài chính

Gồm có Trưởng ban và các Ủy viên.

Chức năng :
a) Hội đồng Biên tập và thẩm định có chức năng chỉ đạo, quản lý tài chính, biên tập và thẩm định để ấn hành bộ sách có chất lượng cao nhất có thể, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của CĐHB Việt Nam trên cả nước và ở nước ngoài.
b) Ban Biên soạn và Ban vận động Tài chính có chức năng chủ yếu:
– Tổ chức biên soạn bộ sách đạt chất lượng cao nhất có thể.

– Tuyên truyền, vận động tài trợ, quyên góp tài chính từ các nhà tài trợ, nhà hảo tâm, doanh nghiệp và doanh nhân người họ Bùi, các thành viên trong tổ chức CĐHB Việt Nam ở toàn quốc và ở các tỉnh thành, huyện thị và cơ sở, bà con họ Bùi trong nước và ở nước ngoài, nhằm huy động lượng kinh phí đủ để làm được bộ sách.

Điều 4.- Nhiệm vụ và quyền hạn

1.Nhiệm vụ, quyền hạn Hội đồng Biên tập và thẩm định

1.1.Nhiệm vụ

– Giữ trọng trách chỉ đạo biên soạn và xuất bản bộ sách.

– Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương của Thường trực BCH và Quyết định của Chủ tịch BCH CĐHB Việt Nam về tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách về Họ Bùi Việt Nam.

– Quản lý, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của Ban Biên tập, Ban vận động Tài chính thuộc Hội đồng Biên tập và thẩm định, đồng thời chỉ đạo tổ chức họ Bùi tuyến tỉnh, thành phố đến cơ sở tham gia cộng tác làm bộ sách của CĐHB Việt Nam,

– Biên tập nội dung bản thảo, sửa chữa hoàn chỉnh lần cuối (bông sạch) của Ban Biên soạn,

– Thẩm định văn bản, sửa chữa sai sót (trích dẫn, chú thích, chú giải, niên đại, niên hiệu, địa danh, danh xưng, sự kiện, thuật ngữ, chính tả…), bố cục nội dung và cấu trúc bộ sách,

– Phát hiện bài viết sai phạm bản quyền tác giả theo luật định, bài viết không tôn trọng sự thật lịch sử, khoa trương cá nhân quá mức… để sửa chữa hoặc cắt bỏ.

1.2 Quyền hạn

– Quyết định về toàn bộ nội dung, hình thức bộ sách và chịu trách nhiệm trước Thường trực BCH và Chủ tịch BCH CĐHB Việt Nam.

– Quản trị tài chính làm bộ sách, chỉ đạo việc thu chi tài chính theo cơ chế đặc thù nhằm tháo gỡ trở ngại cho tiến độ công việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành bộ sách có giá trị, quan trọng của dòng họ Bùi.

– Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm phê duyệt tạm ứng: 1/3 tổng dự toán kinh phí, duyệt chi trong số tạm ứng căn cứ tiến độ và kết quả thực tế theo đề nghị bằng văn bản của Chủ biên và Thư ký Ban Biên tập có sự nhất trí của Trưởng ban vận động Tài chính.

Nhiệm vụ, quyền hạn Ban Biên soạn
a)Nhiệm vụ

-Trực tiếp biên soạn bộ sách theo chủ trương của Thường trực BCH và thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định của Chủ tịch BCH CĐHB Việt Nam.

-Tổ chức và động viên các tác giả toàn Cộng đồng họ Bùi từ toàn quốc đến các địa phương và cơ sở tham gia sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, nghiên cứu và viết mới theo nội dung chủ đề bộ sách, căn cứ tiêu chí lựa chọn, không sai lạc và trùng lặp. Chủ biên, Thư ký và các Ủy viên của Ban Biên tập là lực lượng chủ yếu, cần vận động nhiều cộng tác viên trong và ngoài họ Bùi tham gia viết bài ở từng nội dung cụ thể.

– Đảm bảo nội dung bộ sách có chất lượng cao nhất có thể. Quá trình biên soạn và từng công đoạn tiến hành cần sâu sát, kỹ lưỡng, có chất lượng và có hiệu quả tích cực (liên hệ trực tiếp từng tác giả, cộng tác viên, đặt chuyên đề cần nghiên cứu và viết, tiếp nhận bản thảo, lựa chọn và ấn định nội dung, tiến độ thực hiện , thời hạn cụ thể phải hoàn thành,v.v…).

-Đảm bảo đúng hạn định hoàn thành bản thảo, đánh máy, biên tập và xuất bản bộ sách.

-Chủ biên và Thư ký biên tập có nhiệm vụ đề xuất tạm ứng kinh phí (1/3 tổng Dự toán kinh phí đã được Chủ tịch Hội đồng Biên tập phê duyệt) để tiến hành biên soạn, ký các văn bản chứng từ mỗi việc cần chi, có sự đồng thuận của Trưởng ban vận động Tài chính trình Chủ tịch Hội đồng duyệt chi theo quy định. Đảm bảo nguyên tắc thu chi tài chính, thanh quyết toán đầy đủ, công khai minh bạch, đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định.

b)Quyền hạn

– Theo chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch BCH kiêm Chủ tịch Hội đồng Biên tập và thẩm định, Ban Biên soạn được quyền thông báo rộng rãi trên trang Web và ấn phẩm HBVN, thông qua Văn phòng BCH CĐHB Việt Nam gửi văn bản thông báo, tiến hành hoạt động hợp tác, cộng tác biên soạn bộ sách đến các BCH/ BLL CĐHB tỉnh thành địa phương và cơ sở trên cả nước.

– Lựa chọn tác giả và cộng tác viên có năng lực, nhiệt tình, đồng thuận tham gia biên soạn bộ sách. Không hạn chế số lượng cộng tác viên, cả trong và ngoài họ Bùi, ở trung ương và các địa phương trong nước và ở nước ngoài.

– Ban Biên tập được họp cộng tác viên, và là bộ phận thường trực có nhiệm vụ nhận bài viết, tài liệu sưu tầm của tác giả và cộng tác viên để biên soạn bộ sách.

– Hỗ trợ và phối hợp với Ban vận động Tài chính thuộc Hội đồng Biên tập và thẩm định, và các Ban chức năng thuộc BCH CĐHB Việt Nam, các BCH/BLL HB các tỉnh, thành phố kêu gọi tài trợ, đóng góp kinh phí làm bộ sách.

-Được sử dụng kinh phí làm sách theo cơ chế đặc thù của Hội đồng Biên tập và thẩm định, theo chủ trương của Thường trực BCH.

Nhiệm vụ, quyền hạn Ban Vận động Tài chính
a) Nhiệm vụ :
– Ban vận động Tài chính có nhiệm vụ vận động tài trợ, đóng góp tài chính của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp doanh nhân người họ Bùi trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ biên soạn và ấn hành bộ sách về Họ Bùi Việt Nam.

– Phó Chủ tịch BCH phụ trách khối kinh tế có nhiệm vụ ra Lời kêu gọi đăng trên phương tiện thông tin của CĐHB Việt Nam, và thông qua Văn phòng BCH CĐHBVN gửi Thông báo vận động tài chính tới các BCH/BLL địa phương trên cả nước.

– Trưởng ban vận động Tài chính có sự chỉ đạo của Phó Chủ tịch BCH phụ trách khối kinh tế, chủ động và phối hợp với các Ban/bộ phận chức năng trong tổ chức Cộng đồng họ Bùi, triệu tập cuộc gặp mặt Doanh nghiệp – Doanh nhân người họ Bùi, cũng như các biện pháp, sáng kiến khác để vận động tài trợ.

– Tiền tài trợ và các nguồn đóng góp, hỗ trợ của tập thể, đơn vị, cá nhân người họ Bùi, hay họ bạn đều chuyển vào Tài khoản Quỹ họ Bùi toàn quốc, có Tài khoản phụ cho Dự án Sách riêng, không dùng tài khoản cá nhân hoặc tài khoản phụ nào khác; được quản lý và chi tiêu đúng mục đích, theo quy định. Chủ tịch BCH kiêm Chủ tịch Hội đồng Biên tập và thẩm định có trách nhiệm ký duyệt hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch BCH là thành viên Ban chỉ đạo được ký duyệt thu, chi theo đúng quy định về cơ chế đặc thù làm bộ sách.

b) Quyền hạn:
– Hoạt động và huy động tài chính nhằm thực hiện chủ trương biên soạn và ấn hành bộ sách về Họ Bùi Việt Nam cần tuân thủ sự chỉ đạo của Thường trực BCH và Chủ tịch BCH CĐHB Việt Nam. Ban vận động Tài chính và Trưởng ban vận động Tài chính được quyền thông báo, liên hệ, thảo luận với các tập thể và cá nhân người họ Bùi trong Cộng đồng, huy động tài trợ, đóng góp, hỗ trợ theo khả năng thực tế và tinh thần xây dựng, ý thức tự giác của mỗi người cho hoạt động dòng họ.

– Được sử dụng phương tiện thông tin HBVN, có sự phối hợp của Văn phòng BCH CĐHBVN và các thành viên trong tổ chức Cộng đồng để tuyên truyền, vận động tài chính cho việc làm bộ sách.

– Là thành viên của Ban chỉ đạo Biên soạn và ấn hành bộ sách, Ban vận động Tài chính và Trưởng ban vận động Tài chính cùng với Chánh Văn phòng BCH được trực tiếp thu, chi, thanh quyết toán tài chính trong quá trình biên soạn, ấn hành và kết thúc nhiệm vụ, hoàn thành tác phẩm này.

– Ban vận động Tài chính và Văn phòng BCH toàn quốc được đứng ra phát hành bộ sách, hạch toán kinh tế (lỗ lãi cụ thể) báo cáo đầy đủ với Thường trực BCH và BCH toàn quốc, có thông báo công khai tới các tổ chức, cá nhân họ Bùi địa phương trên toàn quốc.

 

Chương III

KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

Điều 5 .- Kinh phí biên soạn và ấn hành bộ sách về Họ Bùi Việt Nam

Kinh phí cần thiết để thực hiện nhiệm vụ làm bộ sách chủ yếu từ các nguồn tài trợ, đóng góp, hỗ trợ của đơn vị, tập thể và cá nhân người họ Bùi trên cả nước.
Trường hợp chưa đủ tiền trang trải để ấn hành sách, có thể vay thêm và sẽ trả nợ bằng tiền phát hành (bán sách) sau khi xuất bản.

Văn phòng BCH và Ban vận động Tài chính của Hội đồng Biên tập và thẩm định có nhiệm vụ cân đối thu chi trong việc làm sách để xác định mức độ bù lỗ, hoặc có lãi đề nghị Chủ tịch BCh quyết định.
Đảm bảo việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, rõ ràng, minh bạch, hợp pháp. Báo cáo tài chính với Thường trực và Chủ tịch BCH theo quy định.
Điều 6 .- Cơ chế tài chính

Công việc biên soạn và ấn hành bộ sách về Họ Bùi Việt Nam được phép áp dụng Cơ chế tài chính đặc thù.
Có thể khoán chi đối với một số công việc, giảm bớt thủ tục rườm rà, giành công sức cho nghiên cứu biên soạn có kết quả, chất lượng. Chi thù lao tương xứng với lao động sáng tạo của các tác giả, và đối với công sức lao động trí tuệ khác, mà không thể áp dụng thang bậc thù lao theo văn bản khoán chuyên môn chưa cập nhật, chậm sửa đổi của một số Bộ ngành hiện không còn phù hợp thực tế.
Điều 7 .- Các nguồn thu và các khoản chi

Các nguồn thu :
– Tiếp nhận tài trợ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân giúp đỡ.

– Hỗ trợ của các gia tộc, dòng họ và các BCH/BLL Cộng đồng họ Bùi địa phương.

– Các nguồn thu hợp pháp khác.

– Phát hành bộ sách.

2.Các khoản chi:

– Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu.

– Thù lao/nhuận bút tác giả, dịch giả, cộng tác viên.

– Biên soạn bản thảo.

– Thẩm định văn bản, nội dung bản thảo.

– Đánh máy nội dung. Thiết kế bìa và dàn trang.

– Sửa bông (1,2,3).

– Quản lý , điều hành, phí công tác theo quy định.

– Hội họp.

– Phí bưu chính, gửi văn bản, công văn, giấy tờ …

– In bộ sách (với Nhà in) theo Hợp đồng kinh tế.

– Phí biên tập, xuất bản của Nhà xuất bản theo quy định.

– Chi phần trăm chiết khấu phát hành theo thông lệ.

– Các chi phí cần thiết khác.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8 .- Khen thưởng và kỷ luật

Khen thưởng
Tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, có đóng góp lớn, góp phần quan trọng trong việc biên soạn và ấn hành bộ sách, một công trình văn hóa có giá trị về họ Bùi và cho người họ Bùi đều được xem xét tuyên dương, khen thưởng theo quy định của Hội đồng xét khen thưởng của CĐHB Việt Nam.

Tập thể, cá nhân tài trợ, hỗ trợ kinh phí làm bộ sách được ghi nhận, tuyên dương và công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin, ấn phẩm HBVN. Được ghi danh trong bộ sách này.

Kỷ luật
Đơn vị, cá nhân cố ý sai phạm, làm trái Quy chế này, gây hậu quả tiêu cực đối với uy tín của Hội đồng Biên tập và của BCH, cản trở hoạt động biên soạn, ấn hành bộ sách, Hội đồng Biên tập và thẩm định có quyền đề nghị BCH, Thường trực BCH và Chủ tịch BCH xem xét quyết định xóa tên khỏi danh sách phù hợp Điều lệ CĐHB Việt Nam và của pháp luật Nhà nước.

Điều 9 .- Điều khoản cuối cùng

Bản Quy chế Biên soạn và ấn hành bộ sách về Họ Bùi Việt Nam gồm 4 chương, 9 điều đã được thảo luận chỉnh sửa tập thể và nhất trí thông qua tại Hội nghị Ban chỉ đạo Biên soạn và ấn hành bộ sách, gồm các thành viên Hội đồng Biên tập và thẩm định, Ban Biên soạn, Ban vận động Tài chính ngày 08/05/2016 tại Hà Nội. Không ai được tự ý sửa đổi Quy chế này sau khi đã ban hành.

Hội đồng Biên tập và thẩm định, Ban Biên soạn và Ban vận động Tài chính thuộc Hội đồng Biên tập và thẩm định, Văn phòng và các Ban chuyên môn của BCH CĐHBVN, các BCH/BLL họ Bùi tỉnh, thành phố, các thành viên có liên quan khác chịu trách nhiệm thực hiện quy chế này.

Quy chế có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

TM/BAN CHẤP HÀNH CĐHB VIỆT NAM

Chủ tịch (đã ký)

 

GS.Thiếu tướng Bùi Phan Kỳ

 

 

DANH SÁCH

BỘ MÁY TỔ CHỨC BIÊN SOẠN VÀ ẤN HÀNH BỘ SÁCH
VỀ HỌ BÙI VIỆT NAM

(Theo Quyết định số 03/2016/QĐ – TCNS, ngày 24/5/2016)

Chủ tịch: GS. Thiếu tướng Bùi Phan Kỳ, Chủ tịch BCH 1. Hội đồng Biên tập và thẩm định

Ủy viên: Ông Bùi Ngọc Khôn, Phó Chủ tịch BCH

Ông Bùi Văn Ngợi, Phó Chủ tịch BCH

ThS. Bùi Văn Vượng, Ủy viên Thường trực BCH, Trưởng ban TCNS

Nhà thơ Bùi Huy Phác, Ủy viên Thường trực BCH, Trưởng ban LSTT

PGS.TS. Bùi Xuân Đính, Ủy viên BCH, Cố vấn Ban LSTT

Nhà báo Bùi Văn Tiếng, Ủy viên Thường trực BCH

Nhà thơ Bùi Việt Mỹ, Ủy viên Thường trực BCH, Trưởng ban TTVH

Nhà văn Bùi Bình Thi

Ông Bùi Kỳ Nam, Ủy viên Thường trực BCH, Chánh Văn phòng

 

2. Ban Biên soạn
Chủ biên: Nhà thơ Bùi Huy Phác, Ủy viên Thường trực BCH, Trưởng ban LSTT

Thư ký: ThS. Bùi Văn Vượng, Ủy viên Thường trực BCH, Trưởng ban TCNS

Ủy viên: Ông Bùi Văn Ngợi, Phó Chủ tịch BCH

Ông Bùi Cộng Hòa, Ủy viên Thường trực BCH, Phó ban TTVH

TSKH. Bùi Sông Thu, Ủy viên BCH, Phó ban PTCĐ

Nhà báo Bùi Ngọc Nội, Ủy viên BCH, nguyên Trưởng đại diện

Báo Quân đội tại TP.HCM

Ông Bùi Văn An, Ủy viên BCH, Phó ban LSTT

Nhạc sĩ Bùi Quang Tuấn, Ủy viên BCH, Phó ban TTVH

Nhà văn Bùi Đình Hiển, Ủy viên BCH

Nhà văn Bùi Công Dụng

Ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo – Ban Tôn giáo Chính phủ

Bùi Việt Thắng, Đại học KHXH và NV quốc gia.


3. Ban vận động Tài chính
Trưởng ban: Ông Bùi Xuân Trường, UVTT BCH, Trưởng ban Kinh tế

Ủy viên: Ông Bùi Đình Vụ, UVTT BCH, Trưởng ban Kiểm tra

Thượng tá Bùi Văn Long, UV BCH, Phó Văn phòng CĐHB VN

Ông Bùi Trung Kiên, UV BCH CĐHB Việt Nam.

(Văn phòng CĐHB VN đưa tin – Bùi Kỳ Nam Chánh VP)